Bài Ca Núi Narayama (phim 1983)

1983 film directed by Shōhei ImamuraBản mẫu:SHORTDESC:1983 film directed by Shōhei Imamura
Bài Ca Núi Narayama 1983
楢山節考
Đạo diễnShōhei Imamura
Tác giảShōhei Imamura
Dựa trên楢山節考 (Narayama-bushi Kō)
của Shichirō Fukazawa
Sản xuấtGoro Kusakabe
Jiro Tomoda
Diễn viênKen Ogata
Sumiko Sakamoto
Takejo Aki
Tonpei Hidari
Seiji Kurasaki
Kaoru Shimamori
Ryutaro Tatsumi
Junko Takada
Nijiko Kiyokawa
Mitsuko Baisho
Quay phimMasao Tochizawa
Dựng phimHajime Okayasu
Âm nhạcShin’ichirō Ikebe
Phát hànhToei Co. Ltd.
Umbrella Entertainment
Công chiếu
29/4/1983 (Nhật Bản)
7/9/1984 (U.S. giới hạn)
Thời lượng
130 phút
Quốc giaNhật Bản
Ngôn ngữTiếng Nhật

Bài Ca Núi Narayama (楢山節考, Narayama bushikō?) tiếng Anh: The Ballad of Narayama là một bộ phim Nhật Bản năm 1983 đạo diễn bởi Shōhei Imamura. Phim có sự tham gia của Sumiko Sakamoto trong vai Orin, Ken Ogata và Shoichi Ozawa, được chuyển thể từ cuốn sách Narayama bushikō của Shichirō Fukazawa đồng thời lấy cảm hứng từ bộ phim năm 1958 của đạo diễn Keisuke Kinoshita.[1] Bộ phim đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1983.[2]

Tác phẩm lấy bối cảnh tại một ngôi nhà nhỏ ở Nhật Bản vào thế kỷ 19, nội dung phim xoay quanh Orin, một bà lão đã 69 tuổi. Theo tập tục của vùng quê, mỗi khi đã bước đến tuổi 70 thì mỗi người đều phải đến vùng núi xa xôi, không được cung cấp lương thực và dần dần chết trong đói rét. Tuy nhiên, trước khi lên đường thì bà vẫn rất lo lắng cho người con trai Tatsuhei vì anh chưa có gia đình. Trước đó, một người hàng xóm của bà chống đối nên đã bị kéo lên núi, và chịu đau khổ những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời. Thế nên bà Orin đã dùng một năm để thu xếp mọi công việc của gia đình và làng xã, giúp đỡ con trai. Ngoài việc miêu tả một tập trung cổ xưa, phim còn xen kẽ các tình tiết mô tả ngắn gọn về thiên nhiên vai chim chóc, rắn rết và các loài động vật khác. Phim được đánh giá cao vì đã lột tả chân thực cuộc sống đói khổ, ham muốn trần tục, tình thương của người mẹ trong bối cảnh con người lạnh lùng với nhau.[3][4][5]

Nội dung

Không gian phim được tái dựng trên nền ca kịch truyền thống kabuki của Nhật với chủ đề là cuộc sống quá đỗi khó khăn ở một làng miền núi Nhật. Đói kém quanh năm. Ở đó, dân làng tuân theo một tục lệ truyền đời: đem những người trên 70 sang phía bên kia sườn núi và bỏ mặc họ đến chết. Người mẹ già Orin cả đời vất vả, biết rằng mình sống thọ lắm rồi và không muốn thành gánh nặng cho con nên đã đến lúc phải lên núi Narayama. Thế nhưng bà không hề bận tâm về điều đó, mà chỉ canh cánh chuyện tục huyền cho con trai cả Tatsuhei. Bà còn tìm một cô gái để giúp con trai thứ được trải nghiệm thú hoan lạc nam nữ. Thu xếp việc nhà xong, bà đập nát hàm răng còn tốt của mình vào đá để thuyết phục người con trai là bà giờ chẳng còn ích lợi gì cho con cháu. Dù rất thương mẹ mình và hoàn toàn không muốn, nhưng là vì “truyền thống”, Tatsuhei đành cõng mẹ lên núi. Trên đường đi Tatsuhei rất đau lòng nhưng Orin lặng lẽ chấp nhận số phận. Trong khi đó, một người hàng xóm của bà lại quyết liệt chống lại số mệnh của mình...[6][7]

Sản xuất

Bài Ca Núi Narayama được quay tại tỉnh Niigata và Nagano, Nhật Bản.[8]

Phân vai

  • Ken Ogata vai Tatsuhei
  • Sumiko Sakamoto vai Orin
  • Tonpei Hidari vai Risuke
  • Aki Takejo vai Tamayan
  • Shoichi Ozawa vai Katsuzō
  • Fujio Tokita vai Jinsaku
  • Sanshō Shinsui vai Zeniya no Matayan
  • Seiji Kurasaki vai Kesakichi
  • Junko Takada vai Matsuyan
  • Mitsuko Baisho vai Oei
  • Taiji Tonoyama vai Teruyan
  • Casey Takamine vai Arayashiki
  • Nenji Kobayashi vai Tsune
  • Nijiko Kiyokawa vai Okane
  • Akio Yokoyama vai Amaya

Giải thưởng

Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả
1983 Liên hoan phim Cannes.[2] Cành cọ vàng Đoạt giải
1983 Giải thưởng điện ảnh Hochi Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Đoạt giải
Mainichi Film Concours Đoạt giải
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
Hòa Âm Hay Nhất - Kenichi Benitani Đoạt giải
1984 Giải thưởng Blue Ribbon Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
1984 Giải thưởng Viện Hàn Lâm Nhật Bản Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
Phim hay nhất Đoạt giải
Hòa Âm Hay Nhất - Kenichi Benitani Đoạt giải

Tham khảo

  1. ^ O’Donoghue, Darragh (tháng 2 năm 2013). “Ballad of Narayama”. Cinémathèque Annotations on Film (66). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b “Narayama-Bushi-Ko”. Festival de Cannes. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Japan mourns film-maker Imamura” (bằng tiếng Anh). 30 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Ebert, Roger. “The Ballad of Narayama movie review (1983) | Roger Ebert”. https://www.rogerebert.com/ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ “Die Ballade von Narayama”. www.filmdienst.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ China Times (中國時報) in Taipei. Date unknown.
  7. ^ “Umbrella Entertainment”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ “The Ballad of Narayama (1983) - IMDb”. IMDb.

Sách

  • Canby, Vincent (9 tháng 4 năm 1984). “The Ballad of Narayama (1983) (Movie review)”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.
  • Hung, Lee Wood (2007). “Japanese Adaptation to Nature and Imamura's Ballad of Narayama – Based on the Difference between Imamura's Film and Fukasawa's Original Novel” (PDF). Studies in Comparative Culture (bằng tiếng Nhật và Anh) (75): 55–61. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.
  • Hung, Lee Wood (tháng 5 năm 2003). “Natural Culturalism in The Ballad of Narayama: A Study of Shohei Imamura's Thematic Concerns” (PDF). Asian Cinema. Pennsylvania: Asian Cinema Studies Society. 14 (1): 146–166. doi:10.1386/ac.14.1.146_1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.
  • “楢山節考 (Narayama bushiko)” (bằng tiếng Nhật). Japanese Movie Database. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.

Liên kết ngoài

  • The Ballad of Narayama trên Internet Movie Database
  • The Ballad of Narayama tại AllMovie
  • The Ballad of Narayama tại Rotten Tomatoes
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1930-1940
  • Union Pacific – Cecil B. DeMille (1939)
  • Iris and the Lieutenant – Alf Sjöberg (1946)
  • The Lost Weekend – Billy Wilder (1946)
  • The Red MeadowsBodil Ipsen và Lau Lauritzen, Jr. (1946)
  • Brief EncounterDavid Lean (1946)
  • María Candelaria – Emilio Fernández (1946)
  • Neecha Nagar – Chetan Anand (1946)
  • The Turning Point – Fridrikh Ermler (1946)
  • La Symphonie Pastorale – Jean Delannoy (1946)
  • The Last Chance – Leopold Lindtberg (1946)
  • Men Without Wings – František Čáp (1946)
  • Rome, Open CityRoberto Rossellini (1946)
  • The Third ManCarol Reed (1949)
Thập niên 1950
  • Miss Julie – Alf Sjöberg (1951)
  • Miracle in MilanVittorio De Sica (1951)
  • The Tragedy of Othello: The Moor of VeniceOrson Welles (1952)
  • Two Cents Worth of Hope – Renato Castellani (1952)
  • The Wages of Fear – Henri-Georges Clouzot (1953)
  • Gate of Hell – Teinosuke Kinugasa (1954)
  • Marty – Delbert Mann (1955)
  • The Silent WorldJacques Cousteau và Louis Malle (1956)
  • Friendly PersuasionWilliam Wyler (1957)
  • The Cranes Are Flying – Mikhail Kalatozov (1958)
  • Black Orpheus – Marcel Camus (1959)
Thập niên 1960
  • La Dolce VitaFederico Fellini (1960)
  • The Long Absence – Henri Colpi (1961)
  • ViridianaLuis Buñuel (1961)
  • O Pagador de Promessas – Anselmo Duarte (1962)
  • The LeopardLuchino Visconti (1963)
  • The Umbrellas of Cherbourg – Jacques Demy (1964)
  • The Knack ...and How to Get It – Richard Lester (1965)
  • A Man and a Woman – Claude Lelouch (1966)
  • The Birds, the Bees and the Italians – Pietro Germi (1966)
  • BlowupMichelangelo Antonioni (1967)
  • if.... – Lindsay Anderson (1969)
Thập niên 1970
  • MASHRobert Altman (1970)
  • The Go-Between – Joseph Losey (1971)
  • The Working Class Goes to Heaven – Elio Petri (1972)
  • The Mattei Affair – Francesco Rosi (1972)
  • The Hireling – Alan Bridges (1973)
  • Scarecrow – Jerry Schatzberg (1973)
  • The ConversationFrancis Ford Coppola (1974)
  • Chronicle of the Years of Fire – Mohammed Lakhdar-Hamina (1975)
  • Taxi DriverMartin Scorsese (1976)
  • Padre Padrone – Paolo and Vittorio Taviani (1977)
  • The Tree of Wooden Clogs – Ermanno Olmi (1978)
  • Apocalypse NowFrancis Ford Coppola (1979)
  • The Tin Drum – Volker Schlöndorff (1979)
Thập niên 1980
  • All That JazzBob Fosse (1980)
  • KagemushaAkira Kurosawa (1980)
  • Man of IronAndrzej Wajda (1981)
  • Missing – Costa-Gavras (1982)
  • Yol – Yılmaz Güney và Şerif Gören (1982)
  • The Ballad of Narayama – Shohei Imamura (1983)
  • Paris, TexasWim Wenders (1984)
  • When Father Was Away on Business – Emir Kusturica (1985)
  • The Mission – Roland Joffé (1986)
  • Under the Sun of Satan – Maurice Pialat (1987)
  • Pelle the ConquerorBille August (1988)
  • Sex, Lies, and VideotapeSteven Soderbergh (1989)
Thập niên 1990
Thập niên 2000
  • Dancer in the DarkLars von Trier (2000)
  • The Son's Room – Nanni Moretti (2001)
  • The PianistRoman Polanski (2002)
  • Elephant – Gus Van Sant (2003)
  • Fahrenheit 9/11 – Michael Moore (2004)
  • The Child – Jean-Pierre Dardenne và Luc Dardenne (2005)
  • The Wind That Shakes the Barley – Ken Loach (2006)
  • 4 Months, 3 Weeks and 2 Days – Cristian Mungiu (2007)
  • The Class – Laurent Cantet (2008)
  • The White RibbonMichael Haneke (2009)
Thập niên 2010
Thập niên 2020