Polystyren

Polystiren (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo thành từ phản ứng trùng hợp stiren. Công thức cấu tạo của polystiren là (̵CH[C6H5]-CH2n.

Phản ứng tổng hợp Polystiren

Lịch sử khám phá và sử dụng PS

Polystiren được biết đến năm 1845 khi đốt nóng styren trong ống thủy tinh ở nhiệt độ 200 °C, tổng hợp được nhờ nhiệt phân các hydrocarbon thì loại nhựa này mới được tập trung nghiên cứu. Sản phẩm monostyren dạng thương mại được đưa ra năm 1925. Nhưng PS chỉ được tổng hợp năm 1937[cần dẫn nguồn].

Tính chất vật lý

PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, khi cháy cho ngọn lửa không ổn định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180–200 ℃).

Độ hòa tan

PS hòa tan trong carbide hydro thơm, carbide hydro clo hóa, aceton. PS không hòa tan trong carbide hydro mạch thẳng, rượu thấp (rượu có độ rượu thấp), ete, phenol, axit acetic và nước. PS bền vững trong các dung dịch kiềm, axit sulfuric, photphoric và boric với bất kỳ nồng độ nào. Bền với axit clohydric 10–36%, axit acetic 1–29%, axit formic 1–90% và các axit hữu cơ khác. Ngoài ra PS còn bền với xăng, dầu thảo mộc và các dung dịch muối. Axit nitric đậm đặc và các chất oxy hóa khác sẽ phá hủy PS.

Tính chất cơ học

Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng phân tử thấp rất giòn và có độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng lên thì độ bền cơ và nhiệt tăng, độ giòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 80oC. Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 80 ℃.

Một số tính chất cơ học của PS

Khối lượng riêng 1,05–1,06 g/cm³
Độ bền
Khi kéo 35–59 N/mm²
Khi nén 56–133 N/mm²
Khi uốn 80–112 N/mm²
Modun đàn hồi kéo (2,8–3,5).10³ N/mm²
Độ dai va đập 12–20 KJ/m²
Độ cứng Brinel 140–160 HB
Nhiệt độ làm việc lâu dài 70–75

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Polystyrene–The University of Southern Mississippi
  • SPI resin identification code Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine–Society of the Plastics Industry
  • Bacteria Turns Styrofoam into Biodegradable Plastic–Scientific American, ngày 27 tháng 2 năm 2006
  • Polystyrene Data Sheet
  • Polystyrene (packaging) facts Lưu trữ 2007-08-12 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến hóa hữu cơ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến vật liệu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb12167430k (data)
  • GND: 4175308-2
  • LCCN: sh2002004630
  • NDL: 00571770
  • NKC: ph163048
  • x
  • t
  • s
Loại hóa chất


Loại cơ học
Phụ gia
  • Phụ gia polymer
  • Chất màu
  • Chất hóa dẻo
  • Chất ổn định cho polyme
  • Phụ gia phân hủy sinh học
Sản phẩm
  • Ngành nhựa
  • Hàng hóa cụ thể
    • Tấm phim nhựa
    • Chai nhựa
    • Túi nhựa
    • Túi mua sắm bằng nhựa
    • Ghế đúc khối
    • Ép plastic
    • vỉ đóng gói
    • Thùng đựng thức ăn bằng bọt
    • Xây dựng
    • Geosynthetics
    • Category:Ứng dụng nhựa
Môi trường và
sức khỏe
Bản mẫu:Vấn đề sức khỏe của nhựa
Lãng phí
  • Ô nhiễm nhựa
    • Thùng rác Thái Bình Dương
    • Chất ô nhiễm hữu cơ bền bỉ
    • Dioxins
    • Danh sách các mối nguy hiểm sức khỏe môi trường
  • Tái chế nhựa
  • Nhựa phân huỷ sinh học
Mã nhận dạng