Sự cương dương vật vào ban đêm

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Sự cương dương vật vào ban đêm (tiếng Anh: Nocturnal penile tumescence, viết tắt: NPT, tên gọi thông thường: morning wood (gỗ buổi sáng)), là sự cương cứng tự phát của dương vật khi ngủ hoặc khi thức dậy. Tất cả những người đàn ông không bị rối loạn chức năng cương dương sinh lý đều trải nghiệm qua cương cứng dương vật ban đêm, thường 3-5 lần vào ban đêm, điển hình là trong giấc ngủ REM.[1] NPT được cho là đóng góp vào sức khoẻ dương vật.[2]

Giá trị chẩn đoán

Sự tồn tại và khả năng đoán trước của sự cương lên ban đêm được các chuyên gia sức khoẻ tình dục sử dụng để xác định liệu một trường hợp rối loạn cương cứng (erectile dysfunction (E.D.)) có phải là tâm lý hay sinh lý hay không. Một bệnh nhân trình bày bị E.D. được trang bị một thiết bị đàn hồi để đeo xung quanh dương vật của mình trong suốt giấc ngủ; thiết bị phát hiện sự thay đổi chu vi và chuyển tiếp thông tin tới máy tính để phân tích sau. Nếu phát hiện cương cứng ban đêm, thì E.D. được cho là do bệnh tâm thần như lo lắng về tình dục; nếu không, thì nó được giả định là do một nguyên nhân sinh lý.[1]

Cơ chế

Nguyên nhân của NPT không được biết đến một cách chắc chắn. Bancroft (2005) đưa ra giả thuyết rằng nơ-ron noradrenergic của locus ceruleus ức chế sự cương cứng dương vật, và sự ngừng tuôn ra của chúng xảy ra trong giấc ngủ REM có thể cho phép các hành động kích thích testosterone xuất hiện như NPT.[3]

Các bằng chứng hỗ trợ khả năng bàng quang đầy có thể kích thích sự cương cứng đã tồn tại trong một thời gian và được đặc trưng như một sự cương cứng phản xạ. Các dây thần kinh điều khiển khả năng phản xạ cương cứng của một người đàn ông nằm trong dây thần kinh sacral S2-S4) của tủy sống [4] Một bàng quang đầy được biết là kích thích nhẹ thần kinh trong cùng một khu vực. Khả năng bàng quang đầy gây ra sự cương dương, đặc biệt trong lúc ngủ, có thể được hỗ trợ bởi hiệu quả sinh lý có ích của một cương dương ức chế tiểu tiện, nhờ đó giúp tránh đái dầm vào ban đêm. Tuy nhiên, khi phụ nữ có một hiện tượng tương tự gọi là Cương cứng âm vật vào ban đêm, thì việc ngăn ngừa đái dầm ban đêm không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra.[5]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “Tests for Erection Problems”. WebMD, Inc. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.
  2. ^ Why guys rise and, well, rise in the morning?, The Body Odd, NBC News, October 2010
  3. ^ Bancroft, J (2005). “The endocrinology of sexual arousal”. Journal of Endocrinology. 186 (3): 411–427. doi:10.1677/joe.1.06233. PMID 16135662. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ Phil Klebine; Linda Lindsey (tháng 5 năm 2007). “Sexual Function for Men with Spinal Cord Injury”. Spinal Cord Injury Information Network. University of Alabama at Birmingham. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ Scott Beale (tháng 8 năm 2016). “Why Do Men Get Erections in the Morning”. IFL Science. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016.

Thư mục

  • Knight, Jane (tháng 11 năm 2016). The Complete Guide to Fertility Awareness. Routledge. ISBN 978-1138790100.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Các giai đoạn của
chu kỳ giấc ngủ
Sóng não
Rối loạn giấc ngủ
Giải phẫu
Loạn miên
Rối loạn giấc ngủ
nhịp sinh học
(Rối loạn chu kỳ
thức-ngủ)
  • Hội chứng giấc ngủ đến sớm (Rối loạn thức - ngủ trễ pha)
  • Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ (Rối loạn thức - ngủ trước pha)
  • Nhịp thức ngủ không đều
  • Jet lag (Hội chứng rối loạn cơ thể khi thay đổi múi giờ)
  • Rối loạn nhịp thức ngủ khác 24 giờ
  • Rối loạn giấc ngủ ca làm việc
Bệnh mất ngủ giả
  • Rối loạn ác mộng
  • Hoảng sợ ban đêm (hoảng sợ khi ngủ)
  • Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
  • Hội chứng rối loạn giấc ngủ REM
  • Chứng miên hành
  • Lái xe khi ngủ
  • Nói mớ khi ngủ (nói mơ khi ngủ, mớ ngủ)
Dấu hiệu lành tính
  • Giấc mơ
  • Hội chứng đầu phát nổ (hội chứng đầu nổ tung)
  • Giật cơ lúc ngủ
  • Hypnagogia (giai đoạn nửa tỉnh nửa mở kéo dài vài phút trước khi rơi vào giấc ngủ sâu) / Bắt đầu ngủ
  • Ảo giác khi sắp thức dậy (hypnopompia)
  • Chứng tê liệt khi ngủ (bóng đè)
  • Quán tính ngủ
  • Buồn ngủ (ngủ gà)
  • Sự cương âm vật vào ban đêm
  • Sự cương dương vật vào ban đêm ("chào cờ")
  • Mộng tinh
Y học giấc ngủ
Khác
  • Y học giấc ngủ
  • Y học hành vi giấc ngủ
  • Nghiên cứu giấc ngủ
  • Khoa học thần kinh về giấc ngủ
Cuộc sống thường ngày
  • Giường
  • Rệp giường
  • Bộ đồ giường
  • Phòng ngủ
  • Giờ ngủ
    • Hoãn giờ ngủ
    • Chuyện kể đêm khuya
  • Giấc ngủ hai pha và đa pha
  • Thời gian sinh học (chronotype)
  • Đồ vật an toàn (Comfort object)
  • Nhật ký giấc mơ
  • Giấc ngủ rất ngắn (microsleep)
  • Giấc ngủ ngắn (chợp mắt, nap)
  • Quần áo ngủ
  • Power nap (chợp mắt nạp năng lượng)
  • Ngủ trưa (siesta)
  • Ngủ và thở
  • Ngủ và sáng tạo
  • Ngủ và học hành
  • Ngủ và trí nhớ
  • Thiếu ngủ / Nợ ngủ
  • Ngủ khi làm việc
  • Ngủ nhờ (ngủ bụi)