Tỉ lệ nghịch

Hai đại lượng x,y tỉ lệ nghịch, được biểu diễn qua đồ thị hàm số y = a x {\displaystyle y={\frac {a}{x}}}

Tỉ lệ nghịch là mối tương quan giữa hai đại lượng, mà nếu tăng đại lượng này bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần. Nói khác đi là: Nếu "a" là đại lượng thứ nhất, thì đại lượng tỉ lệ nghịch với "a" là "nghịch đảo - có hệ số - của a" ( k a {\displaystyle {\frac {k}{a}}} ), và "k" là một hằng số dương bất kì. Có công thức: y = k x {\displaystyle y={\frac {k}{x}}}

Trong toán học thì đồ thị biểu diễn mối tương quan "tỉ lệ nghịch" giữa hai đại lượng là hai cánh cung nằm ở hai góc vuông I và III của hệ quy chiếu Ox, Oy. Hai cánh cung này được gọi là đường cong hyperbol.

Định nghĩa

Hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y liên hệ với nhau bởi công thức y = a x {\displaystyle y={\frac {a}{x}}} hay x y = a {\displaystyle xy=a} (với a là một số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.

Tính chất

Nếu hai đại lượng xy tỉ lệ nghịch với nhau thì :

  • Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi; còn gọi là hệ số tỉ lệ a.
  • Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia: nếu x 1 y 1 = x 2 y 2 {\displaystyle x_{1}y_{1}=x_{2}y_{2}} thì x 1 x 2 = y 2 y 1 {\displaystyle {\frac {x_{1}}{x_{2}}}={\frac {y_{2}}{y_{1}}}} .

Xem thêm

Tham khảo

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s